Trang chủ      

Ý kiến khách hàng

Video

Banner trái

Giải mã đường ống dẫn khí gây tranh cãi nhất thế giới: Sẵn sàng cấp khí cứu châu Âu khỏi khủng hoảng năng lượng nhưng tại sao vẫn bị nghi ngờ?

Giải mã đường ống dẫn khí gây tranh cãi nhất thế giới: Sẵn sàng cấp khí cứu châu Âu khỏi khủng hoảng năng lượng nhưng tại sao vẫn bị nghi ngờ?

Giải mã đường ống dẫn khí gây tranh cãi nhất thế giới: Sẵn sàng cấp khí cứu châu Âu khỏi khủng hoảng năng lượng nhưng tại sao vẫn bị nghi ngờ?

Nord Stream 2, đường ống dẫn khí đốt gây nhiều tranh cãi nhất thế giới, đang thu hút nhiều sự chú ý hơn giữa cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Xa xôi, yên tĩnh nhưng giàu năng lượng, vùng bờ biển Lubnin ở miền bắc nước Đức là nơi có đường ống dẫn khí đốt gây nhiều tranh cãi nhất thế giới.

Nord Stream 2 – Dòng chảy Phương Bắc – kéo dài 1.200km từ Vyborg ở Nga qua biển Baltic đến Lubmin ở Đức, không đi qua Ukraina và Ba Lan.

Đường ống dẫn khí đã được hoàn thành nhưng vẫn chờ phê duyệt trước khi bắt đầu cung cấp 55 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên đến châu Âu mỗi năm.

Theo Gustav Gressel, chuyên gia chính sách cấp cao của Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại (ECFR), nói rằng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi các cơ quan quản lý năng lượng của Đức đưa ra con dấu chấp thuận.

Nhưng nhiệm vụ này không dễ dàng giữa căng thẳng địa chính trị leo thang.

Một vài nhà lập pháp châu Âu kịch liệt phản đối thỏa thuận và không muốn các các cơ quan quản lý chấp thuận nó.

Morten Petersen, nhà lập pháp người Đan Mạch tại Nghị viện Châu Âu, nói nói với CNBC “Street Signs Europe” rằng: “Chúng tôi muốn thoát khỏi sự phụ thuộc [vào năng lượng của Nga] này”.

Những gì đang bị đe dọa?

Nord Stream 2 mang đến những khía cạnh địa chính trị khác nhau. Một mặt, Mỹ luôn phản đối đường ống này và nói rằng nó sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu và Nga. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bị các nhà lập pháp của cả hai bên chỉ trích vì đã không hành động đủ để ngừng dự án.

Khí đốt tự nhiên ở châu Âu chủ yếu đến từ Nga. Theo Eurostat, năm 2020, lượng khí đốt từ Nga chiếm khoảng 43% tổng lượng khí đốt nhập khẩu toàn khối.

Ba Lan và Ukraina phản đối đường ống và chỉ ra những lo ngại về an ninh năng lượng. Đối với Kyiv, người ta lo ngại rằng đường ống này sẽ dẫn đến việc lượng khí đốt qua đường ống của Ukraina sẽ ít đi, làm giảm thu nhập đối với nền kinh tế ốm yếu của nước này.

Các nhà phê bình cũng cho rằng đường ống này không phù hợp với các mục tiêu khí hậu của châu Âu và rất có thể sẽ tăng cường ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với khu vực.

Những người ủng hộ Nord Stream 2 cho rằng sự phản đối của Mỹ bắt nguồn từ mong muốn bán nhiều khí đối tự nhiên hóa lỏng hơn cho châu Âu. Do đó, Mỹ coi thỏa thuận với Nga là một trở ngại đối với lợi ích thương mại của nước này.

Phát biểu với Hadley Gamble của CNBC ngày 13/10, Tổng thống Nga cho biết dự án này “hoàn toàn mang tính thương mại” và là cách hiệu quả để cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Nord Stream 2 là tuyến đường dẫn đến châu Âu ngắn hơn so với đường ống của Ukraina. Và vì hiện đại hơn nên việc bảo trì cũng rẻ hơn.

Theo giấy tờ từ Nghị viện Châu Âu, “ước tính về chi phí tân trang lại (các đường ống của Ukraina) sẽ dao động từ 2,5 tỷ USD đến 12 tỷ USD, trong khi hóa đơn thay thế tổng thể, theo một nghiên cứu KPMG năm 2017, có thể lên tới 17,8 tỷ USD”. Trong khi đó, tổng chi phí cho Nord Stream 2 ước tính vào khoảng 9,5 tỷ euro (11 tỷ USD).

Khủng hoảng năng lượng

Trong những tuần gần đây, cuộc tranh luận về việc làm gì với Nord Stream 2 thu hút nhiều sự chú ý hơn khi giá năng lương tăng cao trên khắp châu Âu. Giá khí đốt và điện tăng gây áp lực lên các hộ gia đình và cuối cùng có thể ảnh hưởng sự phục hồi của nền kinh tế đã đang hình thành trong những tháng gần đây.

Do đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đang chịu áp lực phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động.

Tổng thống Putin nói rằng đất nước của ông có thể cung cấp nhiều khí đốt hơn cho khối, miễn là họ yêu cầu. Giữa những tin đồn Nga ngừng cung cấp khí đốt cho khu vực, ông Putin phủ nhận việc điện Kremlin đang sử dụng năng lượng như vũ khí chống lại châu Âu.

Nhưng châu Âu đang loay hoay không biết nên làm gì. Việc tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Nga có thể cung cấp một số giải pháp ngắn hạn, nhưng vẫn còn những câu hỏi hóc búa về việc phải làm gì trong trung và dài hạn.

Toàn châu Âu đang nỗ lực để đạt tới trung hòa carbon trong những năm tới và điều này dấy lên câu hỏi về việc các nước châu Âu đang theo đuổi sự kết hợp năng lượng nào.

Một số người coi khí đốt tự nhiên, một loại nhiên liệu hóa thạch, là biện pháp giảm thải CO2 trên con đường trung hòa carbon. Một số người khác lại cho rằng độc lập về năng lượng là khía cạnh tối quan trọng. Vì thế, hạt nhân và năng lượng tái tạo được coi là lựa chọn cho tương lai.

Theo CNBC

Đăng ký tư vấn

Đăng ký Email để nhận tin tức mới nhất từ chúng tôi được gửi đến hộp thư đến của bạn!

TOP

0975 09 12 12