Trước khi mua hay sau khi mua hàng bạn cần tìm hiểu về các thông số kỹ thuật hiển thị trên đồng hồ áp suất để đảm bảo rằng mình đã mua chính xác sản phẩm mình cần. Sau đây, PT TEC chia sẻ với các bạn cách đọc các thông số trên đồng hồ đo áp suất.
Các kí hiệu được in trên đồng hồ đo áp suất không phải ai cũng hiểu hết và thường có những nhận định nhầm lẫn, dẫn đến khó khăn trong quá trình cung cấp thông số kỹ thuật cho nhà cung cấp. Do đó, PT TEC sẽ chỉ cho bạn một số đặc điểm trên đồng hồ áp suất bạn cần biết để mua hàng chính xác.
Đây là giá trị đo lường lớn nhất của một thiết bị đo thông thường. Chúng hiển thị kết quả đo cao nhất đối với mỗi model khác nhau. Ví dụ: Đồng hồ đo áp suất có thang đo max là 20bar thì nếu áp suất đưa vào vượt ngưỡng này sẽ làm hỏng đồng hồ, hay còn gọi là hiện tượng quá áp.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, không một thiết bị công nghiệp nào làm việc được với hiệu suất 100%. Và theo kinh nghiệm lâu năm về đo lường, PT TEC khuyên các bạn nên lựa chọn dãy đo của đồng hồ đo áp suất với hiệu suất khoảng 70% để chúng làm việc hiệu quả với tuổi thọ cao nhất. Chẳng hạn, khi cần sử dụng đo áp suất của hệ thống có giá trị cao nhất khoảng 16-17bar nên lựa chọn đồng hồ có max là 20bar.
Các đơn vị đo khác nhau như: đồng hồ đo áp suất MPa, Kg/cm2, bar, Psi, KPa, cmHg, atm… tất cả chúng có mối liên hệ với nhau theo một tỷ số nhất định. Ví dụ: 1 MPa ~ 10bar ~ 10kg/cm2 ~ 10atm ~ 140psi… Tùy hãng sẽ lựa chọn loại unit nào để in trên mặt hàng hóa vì mỗi khu vực có thói quen sử dụng khác nhau như phương Tây thường dùng bar và Psi, Châu Á thường dùng kg/cm2, Nhật Bản luôn dùng MPa… Hàng phân phối cho nơi nào thường chọn những unit phổ biến để dễ dàng bán vào các nhà máy, khu công nghiệp. Có loại chỉ dùng một dãy đo, cũng có loại trên 1 đồng hồ áp suất có đến 2 hoặc 3 dãy đo, chúng được kí hiệu màu sắc khác nhau để dễ dàng phân biệt.
Vì Đồng hồ hồ áp có CCX càng thấp giá thành càng cao do chúng có các chi tiết bên trong được gia công và thiết kế đặc biệt và chúng có vạch chia rất nhuyễn (hay gọi là test gauge). Và mỗi hãng có kí tự khác nhau như: Wika là CL 1.0, CL 1.6, CL 0.25, hàng Yamaki Taiwan thường là KI 1.0, KI 1.6… Mỗi chữ in trên mặt đồng hồ áp suất đều có ý nghĩa riêng của nó, trong trường hợp máy móc cần loại có thang đo nhuyễn bạn phải mua loại có CCX thấp.
Đồng hồ đo áp lực bao gồm các kiểu như sau : Toàn bộ bằng inox, Vỏ inox – ống bourdon và chân ren đồng, Vỏ thép – ống và ren đồng. Đây là những loại phổ biến nhất, ngoài ra còn có vật liệu nhựa PP, Kynar… cho các yêu cầu vô cùng khắc nghiệt về môi trường làm việc cũng như mục đích an toàn tuyệt đối. Trên mặt in thang đo thường có ghi loại vật liệu 2 bộ phận quan trọng nhất là bourdon và chân kết nối, như: 316SS, 316L, ANSI 316, BRASS… với các loại chất lỏng hoặc khí có độ ăn mòn cao thì không thể mua loại có vật liệu đồng bạn nhé!
Một số loại đồng hồ áp suất trên mặt có “Made in Germany , Italy, Japan, Taiwan…” khi mua cần kiểm tra chứng từ xuât xứ đầy đủ giúp bạn tránh mua hàng không chính hãng
Một số kích cỡ tiêu chuẩn như sau: 6″=150mm, 4″=100mm, 2.5″=63mm, 2″=50mm…
Với các máy móc có vị trí quan sát cao và xa nên chọn loại có đường kính mặt lớn để có thể quan sát chính xác các giá trị đo
Các thông số chân ren như sau: 1/2″=21mm, 3/8″=17mm, 1/4″=13mm, 1/8″=9mm… Trong đó có 2 kiểu ren cơ bản là NPT và BSP.
Với những thông tin trên, chắc chắn bạn đã mua được sản phẩm đúng như ý muốn của mình.