Bài viết giải đáp các đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế thường được sử dụng nhất hiện nay.
Chúng ta thường thấy các đồng hồ đo áp suất có rất nhiều loại các đơn vị đo áp suất từ mbar, bar, psi, kg/cm2, Kpa, Mpa … vậy tại sao lại có nhiều loại đơn vị được dùng như vậy. Đầu tiên là do thời chiến tranh lạnh có hai trường phái là Châu Âu và Mỹ, họ luôn đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau để đo lường như : đơn vị đo áp suất, chuẩn kết nối cơ khí, kể cả đo khối lượng, đo độ cao cũng dùng đơn vị khác nhau. Chính vì thế mà ngày nay có rất nhiều loại – tiêu chuẩn đo lường khác nhau làm cho việc sử dụng các thiết bị cũng không dể dàng gì.
Đồng hồ đo áp suất hiển thị đơn vị đo áp suất bar và psi
Các đồng hồ đo áp suất thông thường chỉ hiển thị một loại đơn vị đo áp suất là Bar hay Psi tuy nhiên cũng có một số loại khác hiển thị hai đơn vị cùng một lúc giúp ta có thể xem được cả hai một cách dể dàng. Với cách hiển thị như vậy dẻ gây hiểu lầm cho người mới bắt đầu làm quen với đồng hồ đo áp suất và các loại đơn vị đo áp suất .
Tính theo ” hệ mét ” đơn qui đổi theo đơn vị đo áp suất 1 bar chuẩn
1 bar = 0.1 Mpa ( megapascal )
1 bar = 1.02 kgf/cm2
1 bar = 100 kPa ( kilopascal )
1 bar = 1000 hPa ( hetopascal )
1 bar = 1000 mbar ( milibar )
1 bar = 10197.16 kgf/m2
1 bar = 100000 Pa ( pascal )
Tính theo ” áp suất ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn
1 bar = 0.99 atm ( physical atmosphere )
1 bar = 1.02 technical atmosphere
Tính theo ” hệ thống cân lường ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn
1 bar = 0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )
1 bar = 14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )
1 bar = 2088.5 ( pound per square foot )
Tính theo ” cột nước ” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar
1 bar = 10.19 mét nước ( mH2O )
1 bar = 401.5 inc nước ( inH2O )
1 bar = 1019.7 cm nước ( cmH2O )
Tính theo ” thuỷ ngân ” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar
1 bar = 29.5 inHg ( inch of mercury )
1 bar = 75 cmHg ( centimetres of mercury )
1 bar = 750 mmHg ( milimetres of mercury )
1 bar = 750 Torr
Dựa vào bảng tính trên ta có thể qui đồi tất cả các loại đơn vị đo áp suất có trên thế giới hiện hành. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho tất cả mọi người chưa hiểu rõ về các loại đơn vị đo áp suất .
Tìm hiểu các loại đơn vị đo áp suất tiêu chuẩn quốc tê dưới đây
Pascal (Pa) là một đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI), được đặt theo tên của một nhà toán học và vật lý người Pháp – Blaise Pascal.
1 pascal áp suất được tính bằng áp lực 1 newton tác dụng lên bề mặt có diện tích 1 mét vuông (1 Pa = 1 N/m² ). Áp suất 1 Pa rất nhỏ, xấp xỉ bằng áp lực 1 đồng xu đặt lên bàn.
Kilopascal (Kpa) là một đơn vị đo áp suất được quy đổi từ đơn vị Pascal (Pa) nhằm tránh tình trạng phức tạp và vất vả trong ghi chép bỡi những chữ số 0.
Cách đổi: 1 Kpa = 1000 Pa.
Kpa cũng được ứng dụng để đo áp suất rộng rãi hiện nay như đơn vị Pa. Việc giúp giảm thiểu các chữ số 0 trong hiển thị, đơn vị Kpa được sử dụng làm đơn vị đo trong các đồng hồ đo áp suất trong các máy móc. Ngoài việc đo áp suất của chất lỏng, chất khí, Kpa cũng còn được sử dụng để đo áp suất của các máy hút chân không.
Mpa (Mega Pascal) là đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI) được sử dụng phổ biến trong công nghiệp. Mpa là đơn vị cũng được quy đổi từ đơn vị Pa và có giá trị lớn hơn rất nhiều để dùng trong các thiết bị đo áp suất.
Thường thì các quốc gia châu Á thường sử dụng đơn vị Pa, MPa, KPa thay vì dùng các đơn vị Psi, Kpsi của Mỹ hay đơn vị Bar, kg/cm2 của châu Âu.
Cách đổi: 1 Mpa = 1 000 Kpa = 1 000 000 Pa.
Mpa được ứng dụng trong các đồng hồ đo của máy nén khí, áp suất lò hơi, áp suất thủy lực,…
Bar là một đơn vị đo lường áp suất nhưng không phải là một đơn vị đo của hệ thống đơn vị quốc tế (SI), mà được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy – Vilhelm Bjerknes (người tìm ra phương pháp dự báo thời tiết hiện đại).
Cách đổi: 1 Bar = 100 000 Pa.
Đơn vị Bar được sử dụng phổ biến rộng rãi ở châu Âu, đặc biệt phổ biến nhất ở các nước công nghiệp như Anh, Đức, Pháp. Một số đơn vị phổ biến có nguồn gốc từ bar như: Mbar, Kbar,…
Psi (viết tắt của Pounds per square inch) là đơn vị đo áp suất được dùng chủ yếu ở Bắc Mỹ, chủ yếu là nước Mỹ. PSI thường được sử dụng để đo áp suất của khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực).
Sự tương quan giữa các đơn vị đo áp suất thông dụng với PSI như sau: 1 Psi = 0.0689 Bar
PSI thường dùng trong các ứng dụng như đo áp suất của khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực).
PSI cũng được sử dụng như một thước đo độ bền bằng lực kéo, được định nghĩa là khả năng chống chịu lực kéo và cường độ mô đun đàn hồi, được định nghĩa là khả năng chống biến dạng, điều khiển độ cứng của vật liệu.
Atmotphe (Standard atmosphere, kí hiệu: atm) là đơn vị đo áp suất không thuộc đơn vị đo lường quốc tế SI, được Hội nghị toàn thể về Cân đo lần thứ 10 thông qua.
Đơn vị tính 1 atm tương đương với áp suất của cột thủy ngân cao 760 mm tại nhiệt độ 0 °C (tức 760 Torr) dưới gia tốc trọng trường là 9,80665 m/s².
Quy đổi đơn vị đo áp suất Atmotphe (atm): 1 atm = 101325 Pa và 1 atm = 1 bar.
Đơn vị Atmotphe (atm) thường được sử dụng để đo áp suất khí quyển.
Việc nhiều khu vực, quốc gia khác nhau sử dụng nhiều đơn vị đo áp suất khác nhau dẫn đến việc cần thiết quy đổi giữa các đơn vị để thuận tiện cho việc sử dụng. Bảng bên dưới sẽ giúp chúng ta chuyển đổi dễ dàng giữa các đơn vị đo áp suất.
Theo bảng quy đổi, cột dọc là đơn vị cần quy đổi, hàng ngang là giá trị quy đổi từ 1 đơn vị cần quy đổi. Ví dụ:
Xem thêm các loại đồng hồ áp suất => https://pttec.vn/danh-muc/thiet-bi-nganh-gas-khi